Sunday, September 30, 2018

[Network] Bài 1.1-10 Star and Extended-Star Topologies

Star Topology là Physical Topology phổ biến nhất trong mạng LAN. Khi mạng Star được mở rộng bằng cách kết nối một thiết bị mạng khác vào các thiết bị mạng chính, topology này được gọi là Extended-Star Topology.

Star Topology
Khi được triển khai, Star Topology giống như nan hoa trong bánh xe đạp. Nó được tạo thành từ một điểm kết nối trung tâm, ví dụ như Hub, Switch hoặc Router, nơi mà tất cả dây cáp sẽ gặp nhau. Mỗi thiết bị trên mạng được kết nối tới thiết bị trung tâm bằng dây cáp riêng.

Mặc dù chi phí để triển khai một Physical Star Topology cao hơn Physical Bus Topology, nhưng ưu điểm của Physical Star Topology làm nó trở nên đáng giá. Mỗi thiết bị được kết nối đến thiết bị trung tâm với dây cáp riêng, vì vậy nếu cáp có vấn đề, chỉ một thiết bị ảnh hưởng, và phần còn lại của mạng vẫn hoạt động. Lợi ích này thì quan trọng và đó là lý do tại sao hầu hết các thiết kế mạng LAN mới có một Physical Star Topology. Hình bên dưới mô tả một Physical Star Topology:

Extended Star Topology


Sunday, September 23, 2018

[Network] Bài 1.1-9 Bus Topology

Bus Topology còn được gọi là Linear Bus; Tất cả các thiết bị trên Bus Topology được kết nối với nhau bằng 1 sợi cáp đơn.

Như hình minh họa bên dưới, trong một Bus Topology, một dây cáp truyền tín hiệu từ máy tính này đến máy tính tiếp theo như một tuyến xe buýt đi qua một thành phố. Đoạn cáp chính phải kết thúc bằng một bộ kết thúc (Terminator) để hấp thụ tín hiệu khi nó hướng đến đoạn kết của dây. Nếu không có Terminator, tín hiệu điện mang dữ liệu bị trả lại đầu dây gây lỗi mạng.

Một ví dụ của Physical Bus Topology là một Thicknet Ethernet cable chạy qua chiều dài của một tòa nhà với các thiết bị được kết nối vào đó, đây là một phương thức kết nối cũ, không được sử dụng nữa.

ThickNet Ethernet wiring



Transceiver

Một ví dụ của Logical Bus Topology là Ethernet Hub.

Ethernet Hub


Hình bên dưới mô tả các kiểu kết nối trong một tòa nhà:

Various LAN wiring schemes




Wednesday, July 25, 2018

[Network] Bài 1.1-8 So sánh Physical và Logical Topology

Xây dựng một mạng tin cậy và có khả năng mở rộng phụ thuộc vào Physical và Logical Topology. Topology xác định phương thức kết nối được sử dụng giữa các thiết bị bao gồm bố cục đi cáp và đường dẫn chính và dự phòng trong truyền dữ liệu. Như đã đề cập ở các bài trước, mỗi kiểu của mạng có cả hai mô hình Physical và Logical.
  • Physical topologies: Physical topology của mạng nói đến bố cục vật lý của các thiết bị và dây cáp. Bạn phải vẽ Physical topology phù hợp với kiểu đi cáp sẽ được triển khai. Do đó, việc hiểu kiểu đi cáp được sử dụng thì quan trọng để hiểu được mỗi loại Physical topology. Dưới đây là 3 loại chính của Physical topology:
    • Bus: Máy tính và các các thiết bị mạng khác được kết nối với nhau theo một đường thẳng
    • Ring: Máy tính và các thiết bị mạng khác được kết nối với nhau và thiết bị cuối cùng được kết nối với thiết bị đầu tiên để tạo thành một vòng tròn hoặc vòng Ring. Loại này bao gồm cả hai RingDual-ring Topologies.
    • Star: Một thiết bị trung tâm kết nối với máy tính và các thiết bị mạng khác. Loại này bao gồm cả hai StarExtended-star Topologies.
  • Logical topologies: Logical topology của mạng nói đến đường dẫn logic mà tín hiệu sử dụng để truyền từ một điểm đến một điểm khác trên mạng. Tức là cách thức dữ liệu truy cập vào các phương tiện mạng và truyền các gói tin qua nó.
PhysicalLogical topology có thể giống nhau. Ví dụ, một Physical topology kiểu Bus, dữ liệu truyền phụ thuộc vào chiều dài của cáp. Do đó mạng có cả hai Physical Bus và Logical Bus topology.

Mặc khác, một mạng có thể có physical và logical topologies khá khác nhau. Ví dụ, một physical topology kiểu Star, nơi mà các phân đoạn cáp kết nối tất cả máy tính đến một Hub trung tâm, có thể có một logical Ring topology. Nhớ rằng, trong 1 vòng Ring, dữ liệu truyền từ máy này đến máy tiếp theo và bên trong 1 Hub, các kết nối dây sao cho tín hiệu thực sự truyền quanh 1 vòng tròn từ port này đến port tiếp theo, tạo thành 1 logical Ring. Do đó, bạn không thể luôn dự đoán cách thức dữ liệu truyền trong 1 mạng đơn giản bởi quan sát bố cục vật lý (Physical layout).

Star topology là mô hình được sử dụng phổ biến nhất trong mạng LAN ngày nay. Ethernet sử dụng một Logical Bus topology trong một Physical bus hoặc Physical Star topology. Một Ethernet Hub là một ví dụ của một Physical Star topology với một logical Bus topology.

Hình bên dưới mô tả một vài Logical topologies được sử dụng trong network:



Friday, June 22, 2018

[Network] Bài 1.1-7 Đặc tính của mạng

Nhiều đặc tính chung được sử dụng để miêu tả và so sánh các thiết kế mạng khác nhau. Khi bạn xác định xây dựng một hệ thống mạng, mỗi đặc tính này phải được xem xét cùng với các ứng dụng chạy trên mạng. Chìa khóa để xây dựng một hệ thống mạng tốt nhất là phải đạt được sự cân bằng các đặc tính này.

Mạng có thể được miêu tả và so sánh theo hiệu năng và kiến trúc mạng, dựa trên các đặc tính sau:

[Network] Bài 1.1-6 Tương tác giữa User Applications và Network

User Applications cho phép người dùng kết nối với nhau thông qua mạng. Khi một doanh nghiệp dùng các ứng dụng này như là một phần của tiến trình làm việc hằng ngày, các ứng dụng này hoạt động dựa trên hệ thống mạng, thì mạng trở thành một phần quan trọng của doanh nghiệp. Có một mối quan hệ đặc biệt giữa các ứng dụng và mạng, các ứng dụng có thể ảnh hưởng đến hiệu năng của mạng và hiệu năng mạng có thể ảnh hưởng đến ứng dụng. Do đó, bạn cần hiểu một vài tương tác chung giữa User Applications và mạng.

Hình bên dưới mô tả các kiểu tương tác của ứng dụng:

Monday, June 18, 2018

[Network] Bài 1.1-5 Các ứng dụng phổ biến cho người dùng mạng (User Applications)

Chìa khóa để người dùng có thể sử dụng được các nguồn tài nguyên trên hệ thống mạng là phải có các ứng dụng hiểu được cơ chế truyền thông này. Mặc dù có nhiều ứng dụng có sẵn cho người dùng trong môi trường mạng, có một số ứng dụng phổ biến cho gần như tất cả người dùng:

Wednesday, June 13, 2018

[Network] Bài 1.1-4 Chức năng chia sẻ tài nguyên và lợi ích

Chức năng chính của mạng máy tính được dùng trong các công ty, doanh nghiệp ngày nay là chức năng chia sẻ dữ liệu và ứng dụng nhằm đơn giản hóa và hợp lý hóa quá trình làm việc. Thông qua mạng cho phép người dùng đầu cuối có thể chia sẻ tài nguyên thông tin và phần cứng. Bằng cách kết nối người dùng và dữ liệu chia sẻ chung, các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên của họ. Kết quả là doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mua sắm thiết bị và tăng năng suất lao động.

Các tài nguyên chính được chia sẻ trong mạng máy tính bao gồm các kiểu bên dưới:

Monday, June 11, 2018

[Network] Bài 1.1-3 Đọc hiểu sơ đồ mạng như thế nào?

Khi thiết kế và mô tả 1 mạng máy tính, bạn sử dụng bản vẽ hoặc sơ đồ để mô tả các thành phần vật lý và cách chúng được kết nối với nhau.

Các sơ đồ mạng dùng các biểu tượng chung để giúp người đọc nắm bắt được thông tin liên quan đến mạng phục vụ cho mục đích lập kế hoạch thiết kế, tham chiếu và khắc phục sự cố. Lượng thông tin và chi tiết của thông tin đó khác nhau đối với các tổ chức, công ty khác nhau. Kiến trúc mạng (Network topology) được biểu diễn bởi các biểu tượng, ký hiệu chung. Hình bên dưới mô tả một sơ đồ mạng tiêu biểu:

Sunday, June 10, 2018

[Network] Bài 1.1-2 Các thành phần vật lý chung của 1 hệ thống mạng

Các thành phần vật lý chung là các thiết bị phần cứng được kết nối với nhau để tạo thành 1 hệ thống mạng máy tính. Số lượng và kích cỡ của các thành phần vật lý khác nhau phụ thuộc vào kích cỡ của hệ thống mạng, nhưng hầu hết hệ thống mạng máy tính bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:

[Network] Bài 1.1 Khám phá các chức năng của hệ thống mạng

Để hiểu mạng hoạt động như thế nào, bạn cần nắm được các thành phần của 1 hệ thống mạng. Trong bài này sẽ giới thiệu cơ bản về máy tính, khái niệm mạng và các đặc tính, chức năng, lợi ích, số liệu, thuộc tính được sử dụng để mô tả tính năng và hiệu suất của hệ thống mạng.

Trong bài này còn giới thiệu về mô hình tham chiếu OSI, khái niệm và thuật ngữ giao tiếp dữ liệu, giao thức TCP/IP, giao thức đóng vai trò cơ bản trong mạng máy tính ngày nay. Cuối cùng bài này sẽ hướng dẫn bạn kết nối 2 máy tính trong 1 mạng nối tiếp điểm điểm (point-to-point).

Friday, June 8, 2018

[Network] Bài 1.1-1 Mạng là gì?

Nhiệm vụ đầu tiên để hiểu được cách xây dựng 1 hệ thống mạng là cần hiểu được Mạng là gì và hiểu nó được sử dụng như thế nào để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

Mạng là tập hợp các thiết bị đầu cuối được kết nối với nhau, như là các máy tính cá nhân (Personal Computers) và máy chủ (Server), có thể giao tiếp với nhau.

Tùy vào quy mô có các kiểu môi trường mạng khác nhau: mạng tại nhà (Homes), mạng doanh nghiệp nhỏ (Small Businesses), mạng doanh nghiệp lớn (Large Enterprises).

[Network] Bài 1 - Xây dựng hệ thống mạng đơn giản

Khi bạn xây dựng một hệ thống mạng, các thành phần của hệ thống và nhiệm vụ bạn phải làm có thể khá phức tạp. Chìa khóa để hiểu cách xây dựng hệ thống nằm ở chỗ bạn phải hiểu nguồn gốc của hệ thống mạng thông tin.

Để xây dựng 1 hệ thống mạng phức tạp, bạn phải hiểu rõ các thành phần vật lý (physical) và lôgic (logical) của 1 hệ thống mạng điểm điểm (point-to-point) đơn giản.

Để thành thạo trong việc xây dựng hệ thống mạng, bạn phải hiểu rõ: Tại sao hệ thống mạng được xây dựng và giao thức nào được sử dụng trong hệ thống mạng hiện đại?

Trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu cơ bản về hệ thống mạng và thông qua bài học này sẽ cho ta nền tảng vững chắc và có kiến thức toàn diện về hệ thống mạng.