Sunday, September 30, 2018

[Network] Bài 1.1-10 Star and Extended-Star Topologies

Star Topology là Physical Topology phổ biến nhất trong mạng LAN. Khi mạng Star được mở rộng bằng cách kết nối một thiết bị mạng khác vào các thiết bị mạng chính, topology này được gọi là Extended-Star Topology.

Star Topology
Khi được triển khai, Star Topology giống như nan hoa trong bánh xe đạp. Nó được tạo thành từ một điểm kết nối trung tâm, ví dụ như Hub, Switch hoặc Router, nơi mà tất cả dây cáp sẽ gặp nhau. Mỗi thiết bị trên mạng được kết nối tới thiết bị trung tâm bằng dây cáp riêng.

Mặc dù chi phí để triển khai một Physical Star Topology cao hơn Physical Bus Topology, nhưng ưu điểm của Physical Star Topology làm nó trở nên đáng giá. Mỗi thiết bị được kết nối đến thiết bị trung tâm với dây cáp riêng, vì vậy nếu cáp có vấn đề, chỉ một thiết bị ảnh hưởng, và phần còn lại của mạng vẫn hoạt động. Lợi ích này thì quan trọng và đó là lý do tại sao hầu hết các thiết kế mạng LAN mới có một Physical Star Topology. Hình bên dưới mô tả một Physical Star Topology:

Extended Star Topology


Sunday, September 23, 2018

[Network] Bài 1.1-9 Bus Topology

Bus Topology còn được gọi là Linear Bus; Tất cả các thiết bị trên Bus Topology được kết nối với nhau bằng 1 sợi cáp đơn.

Như hình minh họa bên dưới, trong một Bus Topology, một dây cáp truyền tín hiệu từ máy tính này đến máy tính tiếp theo như một tuyến xe buýt đi qua một thành phố. Đoạn cáp chính phải kết thúc bằng một bộ kết thúc (Terminator) để hấp thụ tín hiệu khi nó hướng đến đoạn kết của dây. Nếu không có Terminator, tín hiệu điện mang dữ liệu bị trả lại đầu dây gây lỗi mạng.

Một ví dụ của Physical Bus Topology là một Thicknet Ethernet cable chạy qua chiều dài của một tòa nhà với các thiết bị được kết nối vào đó, đây là một phương thức kết nối cũ, không được sử dụng nữa.

ThickNet Ethernet wiring



Transceiver

Một ví dụ của Logical Bus Topology là Ethernet Hub.

Ethernet Hub


Hình bên dưới mô tả các kiểu kết nối trong một tòa nhà:

Various LAN wiring schemes